Lịch sử và di tích[6] Đảo Cảnh Cước

Từ trước khi thương cảng Vân Đồn được lập, đảo Cảnh Cước với hình thế và vị trí đặc biệt của mình, chạy gần như song song với đất liền, ngăn thành một vụng biển kín gió, nước sâu, dòng rộng, thuyền bè đi lại an toàn, đã cấu thành một tuyết đường biển quan trọng. Con đường thủy này đã được người Tống nghiên cứu rất kỹ và qua lại nhiều lần. Sách Lĩnh ngoại đại đáp đời Tống, và Đại Việt sử ký toàn thư đều có ghi chép.[7]

Năm 1149, thời vua Lý Anh Tông, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Xiêm La, Lộ Lạc (Indonesia, Thái Lan…) vào Hải Đông (Quảng Ninh ngày nay) xin ở lại buôn bán. Vua đã cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, với trung tâm là đảo Cảnh Cước, đặt nền móng cho thương cảng sầm uất bậc nhất Việt Nam. Đến thời Trần (1225-1400), giao thương càng trở lên tấp nập.

Trên đảo có đình Quan Lạn (chữ Hán trong đình ghi là Quang Lạn) trong đó có thờ Lý Anh Tông là người ra quyết định thành lập thương cảng Vân Đồn.

Năm 1288, khi quân Mông Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ III, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư và 3 anh em họ Phạm đã kịch chiến trong suốt 10 ngày với đoàn thuyền của Trương Văn Hổ, và tiêu diệt đoàn thuyền này. Hiện có đền thờ 3 anh em họ Phạm và đền thờ (nghè) Trần Khánh Dư. Năm 1990 cụm di tích Quan Lạn được Bộ Văn hoá – Thông tin (này là Bộ Văn hoá - Thể thao – Du lịch) xếp hạng với hệ thống đình – chùa - miếu nghè công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Đến đời Lê Sơ (1428-1527) thi hành nhiều chính sách khắt khe với ngoại thương, hoạt động giao thương trở lên sa sút. Đến thời nhà Mạc (1527-1677), rồi thời Lê Trung Hưng (1533-1789), tình hình được khôi phục phần nào, nhà Lê còn chú trọng phát triển cộng đồng dân cư.

Đến cuối thế kỷ XVII, Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) nổi lên thành các trung tâm giao thương mới, nơi đây mất dần sự sầm uất. Sang thời Nguyễn, thương cảng đã đi vào giai đoạn lụi tàn không còn hoạt động.

Đầu thế kỷ XIX, người Pháp đã cho xây dựng ở đây ngọn hải đăng để xác định vị trí và tọa độ cho các tàu buôn. Ngọn đèn này có thể chiếu xa trong vòng bán kính 40 km tương đương 22 hải lý.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảo Cảnh Cước http://wikimapia.org/9448349/vi/%C4%91%E1%BA%A3o-C... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baohaiquan.vn/Pages/Doc-dao-sa-sung-Qua... http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201606/quan-lan-... https://www.google.com/maps/@20.8915311,107.531241... https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/van-don-thuo... https://web.archive.org/web/20080917070114/http://... https://web.archive.org/web/20180418161823/http://... https://cinvestratravel.vn/ https://cinvestratravel.vn/ha-noi-quan-lan-minh-ch...